Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

5 cách dọn dẹp hộp thư Gmail

Gmail hiện cung cấp 15 GB dung lượng lưu trữ miễn phí, nhưng vẫn không đủ đối với vài người dùng cao cấp. Bằng một số thủ thuật nhanh sau đây, bạn có thể dọn dẹp và có thêm một khoảng trống đáng kể cho hộp thư của mình.

Xóa các tập tin đính kèm
Gmail, dọn dẹp, thư cũ, dung lượng, 15GB
Kích thước tập tin đính kèm tối đa mà dịch vụ Gmail của Google hỗ trợ là 25 MB, vì vậy bạn có thể tìm và xóa bớt các tập tin này để giải phóng bớt dung lượng cho hộp thư Gmail của mình. Để thực hiện, hãy sử dụng hộp Search Box trong Gmail để tìm kiếm nhanh những định dạng tập tin cụ thể. Hãy thử gõ vào đó cụm từ “filename:mp3” hoặc “filename:mov” để xác định những tập tin đính kèm dung lượng lớn.
Bạn có thể tìm tất cả những email có tập tin đính kèm không phân biệt định dạng bằng cách nhấn vào mũi tên hộp thoại xổ xuống trong ô tìm kiếm và đánh dấu vào hộp “Has attachment”. Bạn cũng có thể chuyển đổi các tập tin Office thành các định dạng riêng của Google Drive để không chiếm nhiều dung lượng lưu trữ Gmail.
Chuyển định dạng plain text cho email
Gmail, dọn dẹp, thư cũ, dung lượng, 15GB
Email định dạng HTML (với văn bản đã được định dạng và hình ảnh dạng nhúng) thường chiếm nhiều không gian hơn so với email định dạng plain text (văn bản thô). Nếu công việc của bạn thường xuyên phải dùng đến số lượng lớn email Gmail hàng ngày thì hãy thiết lập định dạng plain text cho tất cả email mới mà bạn sẽ soạn, Gmail sẽ tự động lưu lại tùy chọn này trong tương lai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm dung lượng bằng cách không chèn đoạn email gốc vào mỗi email mà bạn hồi đáp. Hãy xóa các đoạn văn bản email gốc trước khi trả lời hoặc chỉ chọn những đoạn có nội dung cần thiết.
Xóa email cũ
Hộp tìm kiếm của Gmail cũng giúp lọc ra những email cũ mà bạn có thể không bao giờ cần dùng đến nữa. Hãy thử nhập cụm từ “older_than:2y” để xem tất cả những email từ hơn hai năm trước, sau đó chọn tất cả chúng và nhấn nút biểu tượng thùng rác để xóa.
Dĩ nhiên bạn có thể kết hợp cách tìm kiếm này cùng với một nhãn hay một địa chỉ người gửi để lọc ra những email cụ thể mà bạn thật sự không cần đến (newsletter chẳng hạn). Hộp thoại tìm kiếm xổ xuống cũng cung cấp tùy chọn tìm kiếm theo ngày tháng.
Xóa email có kích thước lớn
Trước đây, Gmail không cho phép bạn tìm kiếm email theo kích thước nhưng giờ đây tính năng này mới được bổ sung. Hãy nhập “larger:5m” để tìm những email có kích thước từ 5 MB trở lên. Bạn cũng có thể mở hộp thoại tìm kiếm xổ xuống và dùng tùy chọn kích thước trong đó.
Hãy thử tưởng tượng bạn có khoảng 300 email có kích thước từ 5 MB trở lên, như vậy chúng sẽ chiếm ít nhất gần 2 GB dung lượng hộp thư Gmail của bạn. Nếu thường xuyên sử dụng Gmail để nhận email có chứa hình ảnh hay các tập tin PDF độ phân giải cao, bạn nên thường xuyên thực hiện bước này để giải phóng bớt dung lượng hộp thư Gmail.
Tải về các bản sao
Gmail, dọn dẹp, thư cũ, dung lượng, 15GB
Nếu không muốn xóa hẳn email cũ hay email có kích thước lớn trong Gmail, bạn có thể tải bản sao của chúng về ứng dụng mail client trên máy tính của mình để lưu trữ. Bằng cách chuyển thiết lập POP hay IMAP, bạn có thể “kéo” email về rồi sau đó lưu chúng lại hay xuất thành tập tin để lưu trữ.
Trong giao diện web của Gmail, hãy nhấn vào biểu tượng Settings hình bánh răng cưa ở góc trên bên phải. Trong thẻ “Forwarding and POP/IMAP” bạn có thể bật/tắt chế độ nhận mail POP và IMAP.
Theo PC World VN

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Quá trình công bố Tài liệu 'tuyệt đối bí mật'

Di chúc đã thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm của Người đối với Đảng, với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với thế hệ trẻ, với các tầng lớp nhân dân ta và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phản ánh tập trung những tư tưởng, tác phong, đạo đức và tình cảm cao đẹp của Người.

LTS:Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu loạt bài Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mở đầu là bài viết của TS Lưu Trần Luân, NXB Chính trị Quốc gia, một trong số ít người may mắn được giao nhiệm vụ tham gia quá trình xuất bản toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 1989, sau khi Ban Bí thư ra Thông báo "Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969. Bên cạnh Người lúc lâm chung là tập thể Bộ Chính trị, những học trò xuất sắc và cộng sự thân cận của Người.
Ngay chiều ngày 3-9-1969, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào để bàn và quyết định việc tổ chức Lễ quốc tang Hồ Chủ tịch với nghi thức trọng thể nhất, đồng thời quyết định công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Hồ, di chúc, Hồ Chí Minh, 2/9, Quốc khánh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách lớn, một tư tưởng lớn. Ảnh tư liệu
Ngày 9-9-1969, Lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Di chúc của Người đã được Bộ Chính trị giao cho Nhà xuất bản Sự thật xuất bản và công bố cùng ngày quốc tang với số lượng lớn, được trình bày, in ấn trang trọng, tiện ích trong sử dụng và bảo quản được lâu dài, có thể xem như đỉnh cao của công nghệ in ở nước ta thời kỳ đó. Cùng với việc xuất bản thành sách, sau Lễ quốc tang, Di chúc của Người được nhiều tờ báo từ Trung ương đến địa phương đăng tải, công bố cả bút tích Di chúc của Người trên trang nhất.
Cùng với việc công bố Di chúc, ngày 29-9-1969, Bộ Chính trị raChỉ thị số 173-CT/TW về đợt sinh hoạt chính trị: "Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch".
Ở chiến trường, năm 1970, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức in Di chúc của Người tại cơ sở in bí mật ởSài Gòn và phát hành rộng rãi ở vùng giải phóng và các đơn vị lực lượng vũ trang.
Khi vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân một nhân cách lớn, một tư tưởng lớn, một sự nghiệp lớn và một thời đại đột xuất, rực rỡ trong lịch sử dân tộc - thời đại Hồ Chí Minh, mà Người còn để lại bản Di chúc lịch sử. Đảng ta xem đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất trong di sản tư tưởng mà Người dặn lại cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các thế hệ người Việt Nam.
Ngày 9-9-1969, tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn hứa trước anh linh Người: Nén đau thương thành hành động cách mạng, anh dũng phấn đấu, hăng hái vươn lên, đạp bằng mọi trở lực, chông gai, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện lời thề danh dự trong giờ phút vĩnh biệt thiêng liêng này.
Bác Hồ, di chúc, Hồ Chí Minh, 2/9, Quốc khánh
Bản bút tích di chúc Bác Hồ đề "Tuyệt đối bí mật". Nguồn: Cpv.org.vn
Tiếp tục sự nghiệp Người để lại, tập thể Bộ Chính trị - những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã kiên định lãnh đạo đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến ngày toàn thắng vào mùa Xuân năm 1975 lịch sử, thu giang sơn về một mối, thống nhất nước nhà về mặt nhà nước (1976), thực hiện trọn vẹn lời hứa trước anh linh Người.
Ngay sau khi Người qua đời, cũng như sau ngày thống nhất đất nước, căn cứ vào Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để thực hành đoàn kết trong Đảng, dân chủ rộng rãi, thường xuyên phê bình và tự phê bình, giáo dục cán bộ, đảng viên thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vừa "hồng", vừa ''chuyên"; tiến hành nhiều kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, v.v. để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; tích cực hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế... như Người căn dặn.
Trên cơ sở quyết định của Bộ Chính trị, các cơ quan lưu trữ, bảo tàng, viện nghiên cứu, học viện, nhà trường đã tiến hành nghiêm túc việc biên dịch, sưu tầm toàn bộ các bài nói, bài viết, bút tích của Người một cách có hệ thống.
Ngày 7-1-1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQ/TW về việc xuất bản Hồ Chí Minh Toàn tập, thành lập Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch. Bộ Hồ Chí Minh Toàn tập xuất bản lần thứ nhất gồm 10 tập, kéo dài trong 10 năm, từ năm 1980 đến cuối năm 1989 thì hoàn thành. Văn bản cuối cùng của tập 10 in bản Di chúc đã được báo Nhân Dân công bố ngày 10-9-1969, Hội đồng xuất bản bộ sách đánh giá: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện quan trọng nhất trong di sản tư tưởng quý báu của Người để lại, là ánh đuốc soi đường cho toàn Đảng, toàn dân ta và các thế hệ mai sau.
Di chúc đã thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm của Người đối với Đảng, với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với thế hệ trẻ, với các tầng lớp nhân dân ta và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phản ánh tập trung những tư tưởng, tác phong, đạo đức và tình cảm cao đẹp của Người.
(Còn tiếp)
Đón đọc Phần 2: Hồi ký Bác Hồ viết di chúc của ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác và việc công bố những vấn đề mới trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TS Lưu Trần Luân
*Trưởng ban sách Kinh điển - Lý luận, NXB Chính trị Quốc gia.
Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(công bố năm 1969)
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
(Theo Bác Hồ viết tài liệu Tuyệt đối bí mật-NXB Lý luận chính trị. Tuần Việt Nam dẫn lại theo Báo điện tử Đảng Cộng sản)

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman

Trong hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.

LTS: Trong bài viết nhìn lại chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, VietNamNet đã nhấn mạnh đến bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946, được Chủ tịch nước giới thiệu với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của TS Ngô Vương Anh, một nhà nghiên cứu lâu năm về Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về những giá trị, những bài học lịch sử nhìn từ bức thư nêu trên:

Có lợi cho toàn thế giới
Trong bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 16/2/1946 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 91- 91), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.
thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
Trang 1 bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Ảnh: Tư liệu của Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.
Nhìn xa hơn về quá khứ, người ta thấy rằng những bức điện, thư của Hồ Chí Minh, với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gửi Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã có “ tiền đề” từ những mối quan hệ của Hồ Chí Minh (và Việt Minh) với lực lượng Mỹ chống Nhật ở Hoa Nam trước đó.
Sau khi Nhật tấn công Trân Châu cảng (7/12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Mỹ đặt Đông Dương trong khu vực tác chiến của Quân đoàn không quân số 14 của Mỹ, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Hoa Nam và bắc Đông Dương.
Những tiếp xúc của Hồ Chí Minh với lực lượng Mỹ được thiết lập từ tháng 3/1945, sau sự kiện trung úy R. Shaw được Việt Minh cứu thoát ở vùng núi Cao Bằng ngày 2/11/1944 và đưa trở lại Côn Minh. Ngày 29/3/1945 ở Côn Minh, Hồ Chí Minh gặp tướng C. Chenault tư lệnh không đoàn 14 và hai người đã có những mối thiện cảm.
thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
  
thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
Trang 2 và 3 của bức thư
Hồ Chí Minh cũng đã làm cho người Mỹ hiểu hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu của giành độc lập của người Việt Nam. Sau đó, người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực và có thể phối hợp các nỗ lực.
Cho đến đầu tháng 5/1945, hai sĩ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA) đã có thể đều đặn gửi báo cáo về từ Tân Trào. Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào.
Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung. Đầu tháng 8/1945, trung đội Bộ đội Việt - Mỹ (tên đặt chính thức của Hồ Chí Minh) đã được thành lập và ngày 20/8/1945 trung đội này đã tham gia chiến đấu với quân Nhật ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.
Việc hỗ trợ trang bị và huấn luyện chiến đấu cho một lực lượng nhỏ người địa phương trong vùng núi rừng Việt Bắc không giữ vai trò đáng kể về mặt quân sự trong việc kết thúc chiến tranh với Nhật ở Đông Dương. Người Mỹ biết rõ điều đó. Hồ Chi Minh cũng biết rõ điều đó.
Điều quan trọng hơn của những mối quan hệ với lực lượng Mỹ mà Hồ Chí Minh chủ trương thiết lập chính là tăng thêm lực lượng ngoại giao, uy thế chính trị của Việt Minh để giành độc lập cho dân tộc và tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này.
Con đường hòa bình
Ngay sau khi giành lại được độc lập, bên cạnh việc củng cố, xây dựng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực mở rộng quan hệ quốc tế.
Với Chính phủ Mỹ, trong hai năm 1945 - 1946, Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes.
Trong thư gửi ông James Byrnes ngày 1/11/1945, Hồ Chí Minh đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, giới trí thức Việt Nam “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì tìm cách hoà bình, tìm con đường hoà bình để đem lại hoà bình cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam với đầy đủ nội dung về quyền dân tộc.
Với con đường hòa bình, Hồ Chí Minh hướng đến điều hòa sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau, để mở rộng sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng và khu vực, hướng tới hòa bình và thịnh vượng.
Năm 1955, Người phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được”.
Điều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh với Tổng thống Harry S. Truman cho đến nay không hề cũ.
Những dòng cuối cùng trong Thông điệp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đăng trên tờ Washington Post ngày 27/7/2013 đã kế thừa rõ nét tinh thần đó: "Mặc dù ở hai bờ xa cách của Thái Bình Dương bao la, nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ cùng chia sẻ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của một châu Á - Thái Bình Dương, hòa bình, hợp tác, thịnh vượng. Hôm nay, khi tôi tới thăm đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, chúng ta cùng chia sẻ niềm vui vì ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 70 năm trước về mối quan hệ "hợp tác đầy đủ" giữa hai dân tộc đã thành hiện thực”.
  • TS Ngô Vương Anh

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Request for a catalogue for cyanoacrylate adhesive machine

Dear Sir,

Please send me a copy of your latest catalogue and price
 list of your publications. I have seen some of your titles on sale in alibaba.com and I am sure there is a ready market for them in viet nam.

please let me know of your terms and discounts for retail sale.


Thank you.

Yours faithfully
Ha Xuan Nam

Donghung private company
30/8c, Tan Dong Hiep, Di An, Binh Duong, Viet Nam